QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG TRUNG TÂM GDNN – GDTX THÀNH PHỐ TẠI PHƯỜNG TRUNG SƠN THÀNH ĐIỂM TRƯỜNG MẦM NON PHƯỜNG TRUNG SƠN ĐẾN NĂM 2025 TẦM NHÌN ĐẾN 2030
CHƯƠNG I. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH
1.1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch chi tiết
Giáo dục mầm non được Đảng và Nhà nước ta xác định là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài trong việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước. Cơ sở vật chất là một trong những điều kiện rất cần thiết cho sự phát triển phong trào giáo dục mầm non. Song thực trạng trường mầm non Trung Sơn về cơ sở vật chất nói chung còn khó khăn rất nhiều, thiếu phòng học, bếp ăn và nhiều hạng mục trong nhà trường bị xuống cấp, ẩm thấp, chật hẹp... Rất hạn chế việc học tập vui chơi của trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của cơ sở vật chất tới việc phát triển phong trào của nhà trường và đứng trước thực trạng của nhà trường, Ban giám hiệu trường Mầm non Trung Sơn đã tích cực tham mưu với Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phường Trung Sơn, phòng giáo dục thành phố Tam Điệp, UBND thành phố Tam Điệp. Đầu tư Cải tạo Trung tâm GDNN – GDTX thành phố tại phường Trung Sơn thành điểm trường Mầm non phường Trung Sơn, thành phố Tam Điệp. Đáp ứng nhu cầu thực trạng để cô và trò nhà trường có được một không gian khang trang sạch đẹp hơn để hoạt động, cô dạy tốt hơn, các cháu học tốt hơn.
Để thực hiện tốt các mục tiêu và chiến lược; kế hoạch và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch: Dự án cơ bản phù hợp với quy hoạch cũng như kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố, đồng thời phù hợp với quy hoạch chung của thành phố Tam Điệp đã được UBND tỉnh phê duyệt. Chính vì vậy xây dựng đồ án “Quy hoạch tổng mặt bằng trung tâm GDNN – GDTX thành phố tại phường Trung Sơn thành điểm trường mầm non phường Trung Sơn đến năm 2025 tầm nhìn đến 2030” là rất cần thiết để có cơ sở thực hiện các pháp lý xây dựng cơ bản theo quy định.
1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đồ án
1.2.1. Mục tiêu
- Cụ thể hóa “Quy hoạch chung thành phố Tam Điệp”.
- Thực hiện công tác giáo dục mầm non.
- Phát triển sự nghiệp GD - ĐT Ninh Bình và khu vực làm trung tâm để xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời cho cộng đồng dân cư trên địa bàn.
- Khớp nối về hạ tầng kỹ thuật và không gian kiến trúc khu vực.
- Xây dựng quy định về quản lý xây dựng theo quy hoạch, làm cơ sở pháp lý để các cơ quan, chính quyền địa phương quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch.
1.2.2. Nhiệm vụ của đồ án
- Xác định rõ ranh giới, phạm vi khu vực đất lập quy hoạch, đánh giá hiện trạng xây dựng và khả năng sử dụng quỹ đất;
- Quy hoạch sử dụng đất đai, lựa chọn phương án tối ưu, phát triển quy hoạch sử dụng đất, phân khu chức năng, quy hoạch kiến trúc cảnh quan;
- Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm: tổng mặt bằng, hệ thống thoát nước, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cấp điện.
- Xây dựng quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chi tiết, làm cơ sở pháp lý để các cơ quan, chính quyền địa phương quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch.
1.3. Các căn cứ lập quy hoạch chi tiết
1.3.1. Các văn bản pháp luật:
* Tiêu chuẩn khảo sát:
- Quy phạm xây dựng lưới toạ độ Địa chính của tổng cục Địa chính năm 1991;
- Quyết định số 68/QĐ ngày 04/5/1991 của tổng cục đo đạc và bản đồ Nhà nước (nay là tổng cục Địa Chính) cho phép sử dụng công nghệ GPS để thành lập
lưới Trắc địa;
- Quy định kỹ thuật sử dụng máy thu vệ tinh TRIMBLE – RECON-R3 để xây dựng các mạng lưới trắc địa của Tổng cục Địa chính, ban hành năm 1991;
- Tiêu chuẩn TCXDVN 309 : 2004 " Công tác trắc địa trong xây dựng công trình - Yêu cầu chung " quy định các yêu cầu kỹ thuật về đo vẽ bản đồ địa hình
tỷ lệ lớn và trắc địa công trình, được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 04/2005/QĐ-BXD ngày 10 tháng 1 năm 2005; - 96TCN 43-90 Quy phạm đo vẽ thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 ÷1/5000 - Phần ngoài trời;
- 96TCN 42-90 Quy phạm đo vẽ thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 ÷1/5000 - Phần trong nhà;
- TCXDVN 364 - 2006: Tiêu chuẩn kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình;
- Quyết định số 1125/ĐĐBĐ, ngày 19/11/1994 của Tổng cục địa chính: Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000.
- TCVN 9363: 2012 – Khảo sát cho xây dựng – Khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng.
* Tiêu chuẩn thiết kế:
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam;
- TCVN 3907 : 2011 Trường mầm non – Yêu cầu thiết kế;
- Thông tư 13/2020/TT-BGD ngày 26/5/2020 của Bộ giáo dục về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
- TCVN 4319:2012 Nhà và công trình công cộng – nguyên tắc cơ bản để thiết kế;
- TCVN:2009 Công trình dân dụng – nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng;
- TCVN 7957:2008 Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXDVN 33:2006 Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 2622:1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế;
- TCVN 333:2005 Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình bên ngoài
– Tiêu chuẩn thiết kế;
- 11 TCN 18-2006 Quy phạm trang bị điện phần 1 – Quy định chung;
- 11 TCN 19-2006 Quy phạm trang bị điện phần 2 – Hệ thống đường dây dẫn điện;
- Và các văn bản pháp luật liên quan khác.
1.3.2. Các nguồn tài liệu, số liệu, bản đồ:
a. Các quy hoạch liên quan
b. Các số liệu về nhu cầu và hiện trạng đào tạo.
c. Bản đồ khảo sát địa hình tỷ lệ 1/500 khu vực dự kiến quy hoạch
d. Các số liệu về nhu cầu và hiện trạng đào tạo:
- Căn cứ vào nhu cầu thực tế và dự kiến số lượng học sinh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Dự tính đến năm 2030:
- Dự kiến tổng số học sinh và cán bộ giáo viên tại điểm trường mới là:
+ Tổng số học sinh là: 250 ÷ 280 học sinh
+ Đội ngũ giáo viên, công nhân viên là: 20 cán bộ giáo viên
+ Bảo vệ, lao công, nấu ăn: 06 người
CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC LẬP QUY HOẠCH
2.1. Vị trí và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Vị trí
Trung tâm GDNN – GDTX thành phố tại tổ 5 phường Trung Sơn , thành phố Tam Điệp quy hoạch thành điểm trường mầm non Trung Sơn
2.1.2. Ranh giới, phạm vi và quy mô nghiên cứu
Ranh giới được giới hạn cụ thể như sau:
- Phía Tây – Bắc giáp khu dân cư tổ dân phố 5;
- Phía Đông – Bắc giáp siêu thị Lan Chi Mart;
- Phía Đông – Nam giáp siêu thị Lan Chi Mart và khu dân cư;
- Phía Tây – Nam giáp đường bê tông đường Đô Đốc Long;
- Diện tích khu đất xây dựng là 4.012,82 m2.
2.2. Điều kiện tự nhiên khu vực lập quy hoạch
- Địa hình khu đất quy hoạch tương đối bằng phẳng hơi thấp so với mặt đường chính của khu vực.
- Khu vực quy hoạch có điều kiện địa chất tương đối ổn định.
- Khu vực quy hoạch nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của miền
Bắc Việt Nam với 4 mùa rõ rệt.
2.3. Hiện trạng sử dụng đất, dân cư, công trình kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật.
2.3.1. Hiện trạng sử dụng đất:
- Là diện tích đất hiện có của Trung tâm GDNN – GDTX thành phố.
2.3.2. Hiện trạng dân cư:
- Khu vực quy hoạch nằm trong quy hoạch khu dân cư tổ 5 của phường Trung Sơn.
2.3.3. Hiện trạng công trình kiến trúc:
- Khu vực quy hoạch nằm trong quy hoạch chi tiết khu dân cư hiện hữu.
2.3.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:
a. Hiện trạng giao thông:
- Phía Tây – Nam giáp đường bê tông đường Đô Đốc Long rộng 7,0 m;
- Còn lại xung quanh là khu dân cư và tiếp giáp siêu thị Lanchi Mart
b. Hiện trạng nền xây dựng:
- Địa hình khu đất quy hoạch tương đối bằng phẳng.
c. Hiện trạng thoát nước mưa:
- Khu vực dự án phía Đông có hệ thống rãnh thoát nước mưa hiện có, rãnh này đấu nối thoát nước ra hệ thống rãnh thoát nước của trục đường Quyết Thắng là trục thoát nước chính của khu vực.
d. Hiện trạng cấp nước:
- Khu vực dự án có hệ thống cấp nước khu vực.
e. Hiện trạng thoát nước thải:
- Khu vực dự án chưa có hệ thống thoát nước thải khu vực.
f. Hiện trạng cấp điện:
- Khu vực dự án có hệ thống cấp điện khu vực (nguồn cấp lấy từ trục đường Lê Hồng Phong nhánh vào đường Đô Đốc Long).
g. Hiện trạng thông tin liên lạc:
- Khu vực dự án có hệ thống thông tin liên lạc khu vực.
2.4. Đánh giá chung
* Thuận lợi:
- Trong khu vực lập quy hoạch là diện tích đất hiện có của nhà trường đã được phân định bằng tường rào xây gạch.
- Việc xây dựng công trình đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật là sẽ đáp ứng được nhu cầu của người dân trong khu vực và được người dân cũng như các cấp chính quyền quan tâm ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi.
* Khó khăn:
- Vốn đầu tư lớn.
- Các hạng mục công trình hiện có với quy mô và mục đích dành cho đào tạo GDNN – GDTX nên các phòng học và khu chức năng chưa đáp ứng theo nhu cầu mới nên việc cần phải quy hoạch lại toàn bộ.
* Cơ hội:
- Quy hoạch được thực hiện sẽ là cơ hội để cải thiện môi trường khu vực nói riêng và của thành phố nói chung, dân cư hiện có trong khu vực và vùng phụ cận có điều kiện được sử dụng các công trình tiện ích xã hội mới ...
- Dự án nằm trong khu vực phát triển của thành phố, liên hệ thuận lợi với các trung tâm của thành phố chính là những cơ hội thuận lợi cho việc hình thành một trường tiểu học khang trang hiện đại và sẽ là động lực phát triển và góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương.
* Thách thức:
- Để xây dựng được một trường học hiện đại, hài hoà với tự nhiên và các dự án xung quanh chính là thách thức đối với bản thân dự án.
CHƯƠNG III
CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA ĐỒ ÁN
3.1. Tính chất, chức năng của đồ án quy hoạch
3.1.1. Tính chất
Để thực hiện Cải tạo Trung tâm GDNN – GDTX thành phố tại phường Trung Sơn thành điểm trường Mầm non phường Trung Sơn, thành phố Tam Điệp trong giai đoạn đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030 cần có thiết kế đồng bộ về hạ tầng, phù hợp với định hướng Quy hoạch phường Trung Sơn, thành phố Tam Điệp.
3.1.2. Mục tiêu
Cụ thể hóa Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 phường Trung Sơn Sơn, thành phố Tam Điệp; Xây dựng Cải tạo Trung tâm GDNN – GDTX thành phố tại phường Trung Sơn thành điểm trường Mầm non phường Trung Sơn, thành phố Tam Điệp đồng bộ về kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật và môi trường. Xác định cơ cấu chức năng sử dụng đất hợp lý với các chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật, tuân thủ tiêu chuẩn thiết kế, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và Quy hoạch xây dựng của khu vực đó được phê duyệt; Khớp nối về hạ tầng kỹ thuật và không gian kiến trúc khu vực; Xây dựng qui định về quản lý xây dựng theo quy hoạch, làm cơ sở pháp lý để các cơ quan, chính quyền địa phương quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch.
3.1.3. Chức năng
Căn cứ theo nhu cầu thực tiễn, trong giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn đến 2030, Quy hoạch trung tâm GDNN – GDTX thành phố tại phường Trung Sơn thành điểm trường mầm non phường Trung Sơn với nội dung cần đầu tư xây mới, sửa chữa, cải tạo như sau: Hạng mục công trình và khu chức năng chính của nhà trường:
Tên hạng mục |
Kí
hiệu |
Diện tích
xây dựng
(m2) |
Số
tầng |
Dự kiến
đầu tư |
Tỷ lệ
(%) |
I. Khối nhà làm việc |
Khối nhà làm việc |
(4) |
217,62 |
2 |
Cải tạo |
5,42 |
II. Khối phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ |
Nhà học số 1 (khối nhóm trẻ A: 04
nhóm/lớp) |
(5) |
449,20 |
2 |
Xây mới |
11,19 |
Nhà phục vụ học tập |
(6) |
127,70 |
2 |
Xây mới |
3,18 |
Nhà học số 2 (khối nhóm trẻ B: 04
nhóm/lớp) |
(7) |
449,20 |
2 |
Xây mới |
11,19 |
III. Khối nhà tổ chức ăn |
Khối nhà tổ chức ăn |
(8) |
179,18 |
2 |
Xây mới |
4,47 |
IV. Khối phụ trợ |
Cổng, hàng rào |
(1) |
Cải tạo |
- |
Nhà bảo vệ |
(2) |
13,50 |
1 |
Xây mới |
0,34 |
Nhà xe |
(3) |
24,05 |
1 |
Xây mới |
0,60 |
Sân khấu |
(9) |
94,80 |
1 |
Xây mới |
2,36 |
Sân trường |
(10) |
1713,75 |
Cải tạo |
42,71 |
Vườn cổ tích |
(11) |
313,95 |
Xây mới |
7,82 |
Bể nước ngầm |
(12) |
25,60 |
Xây mới |
0,64 |
Cây xanh thảm cỏ |
(13) |
404,27 |
Cải tạo |
10,07 |
Tổng cộng |
4012,82 |
3.2. Xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của đồ án
3.2.1. Quy mô lập quy hoạch
Căn cứ Thông tư 13/2020/TT-BGD ngày 26/5/2020 của Bộ giáo dục về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Dự báo quy mô đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 như sau:
- Quy mô đào tạo: 250 ÷ 280 học sinh
- Quy mô cán bộ quản lý: 04 cán bộ
- Quy mô giáo viên: 16 giáo viên
- Quy mô người lao động bảo vệ, lao công, nấu ăn: 06 người
- Quy mô đất lập quy hoạch dự kiến: 4.012,82 m2
3.2.2. Chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật
a. Chỉ tiêu về sử dụng đất:
Diện tích các khu chức năng trên được cân đối trên cơ sở quy chuẩn quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non (3907 : 2011 Trường mầm non – Yêu cầu thiết kế) và các tiêu chuẩn thiết kế khác có liên quan (tiêu chuẩn thiết kế nhà làm việc, nhà ở, công trình TDTT, cây xanh ...).
Bảng: Tổng hợp chỉ tiêu sử dụng đất
Stt |
Loại đất / Chỉ tiêu quy hoạch |
Quy mô |
Tỷ lệ |
1 |
Diện tích khu đất |
4012,82 |
100% |
2 |
Diện tích đất xây dựng công trình |
1555,25 |
38,76% |
3 |
Diện tích đất hạ tầng |
2457,57 |
61,24% |
4 |
Tầng cao |
1-2 tầng |
b. Các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật:
Chỉ tiêu cấp nước:
Nước sạch dùng cho các công trình công cộng như trường mầm non:
- Trường mầm non 75 lít/ cháu/ ngày đêm;
- Công trình công cộng 2 lít/ m2 sàn/ ngày đêm;
- Nước tưới vườn hoa, công viên 3 lít/ m2 sàn/ ngày đêm.
- Cấp nước hệ thống chữa cháy.
- Nước dự phòng, rò rỉ tính bằng 15% tổng lượng cấp.
Chỉ tiêu thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
- Quy hoạch hệ thống thoát nước mặt và nước thải riêng. Nước thải sinh hoạt được xử lý qua hệ thống bể phốt.
- Chỉ tiêu thoát nước 100% tiêu chuẩn cấp nước.
- Lượng rác thải: kg/người/ ngày đêm chỉ tiêu thu gom 100%.
Chỉ tiêu cấp điện:
- Đất trường học:
+ Khu văn phòng: 20W/m² sàn÷30W/m² sàn (có hoặc không điều hòa);
+ Trường mầm non: 0,2 kW/cháu
- Đất khuôn viên vườn hoa, cây xanh: 0,5 W/m2.
Chỉ tiêu thông tin liên lạc:
- Đất trường học (TH): 1 số/200m² sàn
- Sân bóng thể thao: 10 số/ ha
- Khu kỹ thuật: 5 số/ công trình
CHƯƠNG IV
BỐ CỤC QUY HOẠCH KIẾN TRÚC VÀ CẢNH QUAN
4.1. Các nguyên tắc về tổ chức quy hoạch kiến trúc và cảnh quan
4.1.1. Quan điểm, nguyên tắc chung
Tuân thủ định hướng quy hoạch thành phố Tam Điệp đã được phê duyệt; Lập quy hoạch trên cơ sở phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, quy mô đào tạo, điều kiện xã hội, kiến trúc cảnh quan, văn hoá – lối sống, khả năng sử dụng quỹ đất hiện có và quỹ đất dự kiến phát triển; Chủ đầu tư đưa ra nhu cầu, kết hợp với các văn bản pháp lý hiện hành để xác định tính chất, chức năng và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu về sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật của khu vực thiết kế; Áp dụng các văn bản pháp lý hiện hành như Quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế để làm cơ sở quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất; xác định các chỉ tiêu cho từng khu đất về diện tích, tỷ lệ sử dụng đất, tầng cao công trình; vị trí, quy mô các công trình ngầm; Gắn kết mạng lưới hạ tầng kỹ thuật trường với mạng lưới trong khu vực tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh;
Hình thức kiến trúc, khối tích các công trình và cây xanh, khoảng lùi của công trình phải được nghiên cứu đồng bộ tạo thành tổ hợp hoàn chỉnh, tránh chia cắt manh mún;
4.1.2. Bố cục, tổ chức không gian
Tổng thể không gian kiến trúc cảnh quan được chú trọng bởi các trục không gian mở và đóng kết hợp với không gian cây xanh, sân tập trung khi có
sự kiện; Chú ý tầm nhìn, hướng nhìn, các mốc không gian tạo cảnh quan đẹp, sinh động. Khu học tập phải được bố trí trong khu yên tĩnh, có khoảng cách đảm bảo đến khu vui chơi và hoạt động thể dục thể thao. Hệ thống cây xanh bố trí đều trên sân trường, đan xen giữa cây bóng mát và các loại cây bụi vừa tạo cảnh quan chung chống tiếng ồn và khói bụi.
4.1.3. Dự kiến kiến trúc công trình:
Xác định hình thức kiến trúc, tầng cao công trình, chỉ giới xây dựng; Các khối công trình như khu nhà làm việc, khối nhà học nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ, khối nhà giáo dục thể chất nghệ thuật, khối tổ chức ăn … nên bố trí gần nhau để đảm bảo việc di chuyển của học sinh cũng như của các thầy cô giáo trong các giờ học được đảm bảo; Hình thức kiến trúc các khối nhà nên tạo nên có sự thống nhất về phong cách, đặc biệt khu lớp học nên sử dụng các giải pháp kiến trúc thích ứng với điều kiện khí hậu nóng ẩm, vừa tạo sự thoải mái cho học sinh vừa sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
4.2. Cơ cấu quy hoạch
4.2.1. Phân khu chức năng
a. Nguyên tắc chung:
Đảm bảo chỉ tiêu về sử dụng đất phù hợp tiêu chuẩn quy chuẩn XDVN và các quy hoạch đã được phê duyệt. Đảm bảo các tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học … theo thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo. Nghiên cứu cơ cấu phù hợp, trong đó đã xác định một số chỉ tiêu, yếu tố khống chế (giảm quy mô xây dựng để tăng diện tích cây xanh). Khớp nối đồng bộ với các công trình liên quan trong khu vực, tính toán đủ các nhu cầu về hạ tầng xã hội: Công trình công cộng, các khu công viên, cây xanh, ... tạo nên một khu vực xanh có chất lượng cao về môi trường.
b. Về chức năng sử dụng đất:
Đề xuất giải pháp tổ chức cơ cấu các khu chức năng trong khuôn viên trường. Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất như mật độ xây dựng, tầng cao công trình, tỷ lệ % … đối với từng khối nhà. Đề xuất giải pháp tổ chức không gian quy hoạch, kiến trúc cảnh quan đối với từng khu chức năng, không gian mở, điểm nhấn kiến trúc cảnh quan. Dành quỹ đất để phát triển các loại hình cây xanh, vườn cổ tích … hình thành các không gian mở gắn với cảnh quan không gian xanh.
c. Về hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đường đi, sân trường … Có các giải pháp kết hợp các lối đi linh hoạt đảm bảo khoảng cách đi bộ và yêu cầu phòng hoả, cứu thương. Hệ thống thoát nước, cấp nước, cấp điện đấu nối thành hệ thống hoàn chỉnh đạt yêu cầu phù hợp của khu vực.
d. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:
Tổ chức công trình kết hợp với các khu cây xanh bồn hoa tạo không gian kiến trúc đẹp và hiện đại. Công trình kiến trúc xây dựng mới chủ yếu là công trình thấp tầng đan xen giữa các khu cây xanh tạo nên một khu vực xanh hài hoà với không gian cảnh quan chung của khu vực.
Khuyến khích xây dựng, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan mang sắc thái kiến trúc truyền thống, theo đặc trưng của từng khu vực.
e. Phân khu chức năng:
Trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của đồ án đã đề ra, điểm trường mầm non Trung Sơn được chia thành các phân khu như sau:
- Khối nhà làm việc (4): hành chính quản trị, y tế, họp …
- Khối phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ:
+ Nhà học số 1 (5): nhóm trẻ A 04 nhóm/lớp;
+ Nhà phục vụ học tập (6): phòng học giáo dục thể chất, nghệ thuật …
+ Nhà học số 2 (7): nhóm trẻ B 04 nhóm/lớp;
- Khối nhà tổ chức ăn (8): Bếp nấu, kho, soạn chia, giặt sấy là …
- Khu phụ trợ:
+ Cổng, hàng rào (1)
+ Nhà bảo vệ (2)
+ Nhà xe (3)
+ Sân khấu (9)
+ Sân trường (10)
+ Vườn cổ tích (11)
+ Bể nước ngầm (12)
+ Cây xanh, thảm cỏ … (13)
4.2.2. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất
- Tổng diện tích đất: 4.012,82 m2
- Tổng diện tích xây dựng công trình là 1.555,25 m2, chiếm 38,76 %.
- Diện tích đất hạ tầng kỹ thuật: 2.457,57 m2, chiếm 61,24 %
- Các chỉ tiêu trên điểm trường mầm non Trung Sơn đáp ứng đủ tiêu chí về
quy hoạch xây dựng.
4.3. Quy hoạch không gian, kiến trúc cảnh quan – Thiết kế đô thị :
4.3.1. Các yêu cầu điều chỉnh tổng thể về tổ chức không gian kiến trúc và
cảnh quan khu vực dự án:
- Giải pháp thiết kế cần phù hợp với nội dung về quy hoạch sử dụng đất.
- Do tính chất của dự án nên cần lưu ý tới yếu tố cảnh quan đặc biệt là không gian xanh, khu sân vườn cổ tích, vườn hoa, các không gian mở làm phong phú thêm thiên nhiên hiện có của khu vực.
- Công trình kiến trúc xây dựng trong khu vực dự án cần nghiên cứu để có hình thức kiến trúc phù hợp với tính chất của công trình, đẹp, hài hoà với cảnh quan của môi truờng. Xây dựng công trình có quy mô phù hợp, hạn chế công trình cao tầng, phát triển hình thức loại hình công trình thấp tầng mật độ thấp, tạo điểm nhấn tại những vị trí có điểm nhìn quan trọng.
4.3.2. Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cho khu vực:
a. Giải pháp chung:
- Khai thác tốt không gian cảnh quan, để tạo một khu vực có chức năng hiện đại và phù hợp với nhu cầu sử dụng của dự án.
- Hệ thống lối đi bộ, các vườn hoa nhỏ được tổ chức hài hoà cùng với các công trình xây dựng, đảm bảo thuận lợi, khai thác các góc nhìn và làm tôn thêm giá trị vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Công trình là nhà thấp tầng, có khuôn viên vườn hoa và nhiều cây xanh hoà quyện với không gian xanh lân cân của khu vực. Sử dụng hình khối kiến trúc hiện đại, màu sắc nhẹ nhàng, thanh thoát, gần gũi với thiên nhiên.
b. Giải pháp cụ thể cho từng khu vực trong dự án như sau:
* Giải pháp công trình:
1. Khối nhà làm việc (4): Cải tạo
- Diện tích xây dựng khoảng 217,62 m2 gồm 2 tầng tổng diện tích sàn là 435,24 m2 chiếm 0.34% diện tích đất của dự án.
- Khối nhà làm việc (4) được cải tạo từ nhà làm việc hiện có và được bố trí:
+ Tầng 1 gồm: phòng giám hiệu; hành chính, y tế, vệ sinh;
+ Tầng 2 gồm: phòng họp và kho
2. Khu giảng đường Khối phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ:
- Nhà học số 1 (5): Xây mới diện tích khoảng 449,20 m2 gồm 2 tầng tổng diện tích sàn là 898,40 m2 chiếm 11,19% diện tích đất của dự án.
+ Tầng 1 gồm 2 phòng học (sinh hoạt chung, ngủ, vệ sinh, giáo viên hiện chơi, sảnh đón, cầu thang …)
+ Tầng 2 gồm 2 phòng học (sinh hoạt chung, ngủ, vệ sinh, giáo viên hiện chơi, sảnh đón, cầu thang …)
- Nhà phục vụ học tập (6): Xây mới diện tích sàn khoảng 127,70 m2 gồm 2 tầng tổng diện tích sàn là 255,40 m2 chiếm 3,18% tổng diện tích đất của dự án. Gồm 02 phòng học phục vụ làm phòng học giáo dục thể chất. nghệ thuật …
- Nhà học số 2 (7): Xây mới diện tích khoảng 449,20 m2 gồm 2 tầng tổng diện tích sàn là 898,40 m2 chiếm 11,19% diện tích đất của dự án.
+ Tầng 1 gồm 2 phòng học (sinh hoạt chung, ngủ, vệ sinh, giáo viên
hiện chơi, sảnh đón, cầu thang …)
+ Tầng 2 gồm 2 phòng học (sinh hoạt chung, ngủ, vệ sinh, giáo viên hiện chơi, sảnh đón, cầu thang …)
3. Khối nhà tổ chức ăn (8): Xây mới diện tích sàn khoảng 179,18 m2 gồm 02 tầng tổng diện tích sàn 358,36 m2 chiếm 4,47% tổng diện tích đất dự án.
+ Tầng 1 gồm khu bếp + nấu, kho lương thực, thực phẩm, kho ga … hành lang, cầu thang, vệ sinh.
+ Tầng 2 gồm phòng giặt, phòng sấy là, sân phơi, kho và phòng nhân viên …
4. Khu phụ trợ
- Cổng, hàng rào cải tạo lại cổng và hàng rào phía trước, chuyển cổng chính vị trí mới.
- Nhà bảo vệ (2) xây mới diện tích khoảng 13,5 m2 chiếm 0,34% đất dự án, tầng cao 1 tầng.
- Nhà xe (3) diện tích khoảng 24,05 m2 chiếm 0,6% đất dự án. Nhà xe xây mới nằm cạnh khu nhà làm việc (4), được làm bằng hệ khung thép, mái tôn.
- Sân khấu (9) diện tích khoảng 94,8 m2 chiếm 2,36% đất dự án. Sân khấu được xây mới năm thẳng cổng phía cuối trung tâm giữa 2 khối nhà (6) và (8).
- Sân trường (10) diện tích khoảng 1713,75 m2 chiếm 42,71% đất dự án, sân chơi chung được cải tạo và lát gạch terrazzo.
- Vườn cổ tích (11) diện tích khoảng 313,95 m2 chiếm 7.82% đất dự án, vườn cổ tích được xây mới kết hợp giữa cây bóng mát và cây cỏ vườn hoa.
- Bể nước ngầm (12) được xây mới trong khuôn viên cây xanh phía sau nhà bảo vệ (2).
- Cây xanh, thảm cỏ … (13) cải tạo xây lại bờ bo bồn cây…
CHƯƠNG V. QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
5.1. Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa:
5.1.1. Cơ sở thiết kế:
- QCVN 01: 2021/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng”.
- QCVN 07-2:2016/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị - Công trình thoát nước.
- TCXD 7957-2008: Thoát nước- mạng lưới bên ngoài và công trình.
- Căn cứ tài liệu thủy văn khu vực xây dựng công trình.
- Các tài liệu khác và các quy trình hiện hành khác liên quan.
5.1.2. Nguyên tắc thiết kế:
- Mạng lưới thoát nước mưa là một khâu được thiết kế để đảm bảo thu và vận chuyển nước mưa ra khỏi khu vực nghiên cứu một cách nhanh nhất. Chống ngập úng trên sân trường và của khu lập quy hoạch. Để đạt được được yêu cầu trên khi quy hoạch mạng lưới thoát nước mưa cần dựa trên các nguyên tắc sau:
- Tận dụng tối đa địa hình tự nhiên để bố trí thoát nước tự chảy;
- Nước mưa trong khuôn viên trường được thu gom bằng hệ thống rãnh xây sau đó chảy ra rãnh cống trục thoát nước chính thành phố …;
- Hạn chế xây dựng các trạm bơm thoát nước mưa;
- Tận dụng các ao hồ sẵn có để điều hoà nước mưa;
- Tuân thủ hiện trạng tiêu thoát, các hướng thoát nước hiện có, gắn kết với các công trình thuỷ lợi đã định hình để không phải cải tạo thay đổi các khu vực nằm ngoài dự án. Cơ bản không làm thay đổi tính chất thoát nước của khu vực.
- Hệ thống thoát nước mưa phải bao trùm toàn bộ các khu vực xây dựng, bảo đảm thu và tiêu thoát tốt lượng nước mưa rơi trên nội đô, có tính tới một phần lưu vực lân cận dự án.
- Không làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường và quy trình sản xuất
- Không xả nước vào những chỗ trũng không có khả năng tự thoát nước, vào các ao tù nước đọng và vào các vùng dễ bị xói mòn.
5.1.3. Giải pháp thiết kế:
a. Phương án quy hoạch:
- Trên cơ sở phân tích hiện trạng tiêu thoát nước, kết hợp với quy hoạch sử dụng đất, giao thông, san nền của khu vực dự án, từ đó nghiên cứu và đề ra giải pháp quy hoạch mạng lưới thoát nước mưa.
- Thoát nước mưa được thiết kế ngầm và nối bằng hố ga để vừa bảo đảm mỹ quan vừa thuận tiện cho việc xây dựng và quản lý, thu về các hố thu được
xây dựng trên hệ thống rãnh để thu nước mưa mặt sân và thoát ra hệ thống thoát
nước chung khu vực.
- Thoát nước cho khu vực dự án được thiết kế theo phương án thoát nước riêng. Nước mưa được thu gom bằng hệ thống rãnh xây, sau đó đấu nối với ở mạng lưới thoát nước bên ngoài.
- Hướng thoát nước mưa tuân thủ theo hướng dốc nền xây dựng.
- Nước mưa được gom qua các rãnh thu, dẫn theo các tuyến rãnh rồi đổ ra tuyến rãnh chính.
- Thiết kế 01 điểm đấu nối với mạng lưới thoát nước mưa bên ngoài nằm ở góc phía Đông dự án đấu nối ra hệ thống thoát nước trên đường Quyết Thắng. Theo đồ án Quy hoạch khu dân cư phường Trung Sơn thì hệ thống thoát nước của tuyến đường Quyết Thắng phía Đông - Bắc dự án nên vẫn đảm bảo đấu nối thoát nước mưa từ dự án ra.
- Để tiện cho việc nạo vét và kiểm tra, hố thu được bố trí tại các điểm thay đổi hướng tuyến và thay đổi kích thước rãnh. Khoảng cách giữa hai hố thu từ 25m - 40m.
- Rãnh thoát nước được sử dụng là rãnh xây, tấm đan BTCT chịu lực, các tuyến rãnh được thiết kế theo chế độ tự chảy với độ dốc i ≥ 1/B (B – chiều rộng rãnh, mm).
- Cao độ đặt rãnh được chọn trên cơ sở hệ thống rãnh thoát nước tự chảy.
b. Tính toán mạng lưới thoát nước mưa: Hệ thống thoát nước mưa được tính toán theo phương pháp “Cường độ giới hạn” như quy định trong quy phạm TCXD 51-2008.
c. Chỉ tiêu mạng lưới thoát nước mưa:
Vận tốc dòng chảy:
Vận tốc cho phép = 0,7 đến 4,0 m/s
Vận tốc thích hợp = 1,0 đến 1,8 m/s
Lưu không
Đối với mạng lưới thoát nước mưa cho phép tính toán chảy đầy. Độ sâu chôn rãnh: Độ sâu chôn rãnh tối thiểu là 0,7m với mặt sân hoàn thiện.
d. Các hạng mục chính của mạng lưới thoát nước mưa:
- Rãnh: Rãnh thoát nước mưa được thiết kế ngầm và nối bằng hố ga để vừa bảo đảm mỹ quan vừa thuận tiện cho việc xây dựng và quản lý.
- Hố thu: Các hố thu được xây dựng trên hệ thống rãnh để thu nước mưa mặt sân và để nối rãnh.
- Các hố thu được đặt tại các vị trí cần thiết (điểm giao nhau giữa các tuyến rãnh) và trên những khoảng cách quy định trong TCXD 51-2008. Tại các nút có sự chênh lệch cao độ đáy rãnh lớn giữa các tuyến, các giếng chuyển bậc sẽ được bố trí theo đúng quy định của tiêu chuẩn quy phạm.
- Tổng chiều dài rãnh B400 thoát nước: 256,6 m
- Tổng chiều dài rãnh B600 thoát nước: 84,9 m
- Tổng số hố ga: 11 hố
5.2. Quy hoạch cấp nước :
5.2.1. Căn cứ thiết kế:
- QCVN 07-1:2016/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình Cấp nước;
- QCVN 01: 2021/BXD “Quy chuẩn kỹthuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng”.
- TCXDVN 33:2006: Tiêu chuẩn về Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình- Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 2622-1995: Tiêu chuẩn phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - yêu cầu thiết kế;
- Các chỉ tiêu dùng nước được áp dụng theo các TCVN, quy phạm, quy chuẩn hiện hành.
5.2.2. Nguyên tắc thiết kế:
- Mạng lưới đường ống cấp nước được thiết kế là mạng vòng khép kín kết hợp mạng nhánh.
- Việc tính toán mạng lưới dựa trên các cơ sở sau: Áp lực nước tại điểm tiêu thụ không được nhỏ hơn 16 m trong điều kiện bình thường và không được nhỏ hơn 10m khi có cháy xảy ra.
- Mạng lưới đường ống được thiết kế đảm bảo trong hai trường hợp bất lợi nhất:
+ Giờ dùng nước lớn nhất.
+ Giờ dùng nước lớn nhất có cháy xảy ra.
- Trên các tuyến ống cấp nước bố trí trụ cứu hoả để lấy nước chữa cháy. Khoảng cách các trụ chữa cháy là từ 100-150m.
- Thiết kế mạng nhánh cụt đối với các tuyến phân phối và dịch vụ.
- Đảm bảo cấp nước liên tục, an toàn cho mạng lưới đường ống cấp nước về lưu lượng cũng như áp lực nước đến điểm bất lợi nhất trên hệ thống cấp nước.
- Cấp nước trực tiếp đối với nhà thấp tầng.
- Tại các nút của mạng lưới đặt van khoá khống chế, trên mạng lưới cấp nước chính đặt các van xả cặn và các van xả khí.
- Mạng lưới cấp nước: Ống chính cấp nước bằng nhựa HDPE D60 thành phố dẫn cấp nước vào bể ngầm, ống nhánh cấp nước HDPE D32.
5.2.3. Giải pháp thiết kế:
a. Nguồn nước:
- Nguồn cấp nước cho nhà trường được lấy từ hệ thống nước sạch chung của khu vực.
- Mạng lưới đường ống được thiết kế là mạng vòng kết hợp với mạng nhánh (hay còn gọi là mạng cụt). Xây dựng mạng vòng đường kính ống D32 bao quanh dự án, đảm bảo cấp nước là liên tục. Xây dựng mạng cụt D25 đảm bảo cấp nước đến từng công trình. Xây dựng mạng lưới D25 cấp nước tưới cây xanh, chiều sâu đặt ống trung bình 0,5m.
b. Tiêu chuẩn và nhu cầu cấp nước:
- Nước dùng cho các công trình như: các khu nuôi dưỡng, khu tổ trức ăn, khu nhà làm việc, khu các hạng mục phụ trợ …
- Nước dùng để tưới cây.
- Nước dùng dự phòng để phát triển và hao hụt rò rỉ đường ống.
c. Mạng lưới đường ống:
- Mạng lưới đường ống được thiết kế là mạng vòng kết hợp với mạng nhánh (hay còn gọi là mạng cụt). Xây dựng mạng cụt D25 đảm bảo cấp nước đến từng công trình.
d. Cấp nước cứu hỏa:
- Họng cấp nước cứu hỏa bố trí trên đường ống cấp nước chữa cháy TTKD80, khoảng cách giữa các trụ cứu hỏa từ 100÷150m đảm bảo bán kính phục vụ là 150m
- Các họng cứu hỏa được đấu nối với đường ống cấp nước chữa cháy TTKD80 phân phối đi riêng với cấp nước sinh hoạt.
e. Vật liệu:
- Sử dụng các hệ thống đường ống cấp nước chữa cháy TTK D80.
5.3. Quy hoạch thoát nước thải và vệ sinh môi trường
Giải pháp thiết kế:
- Giải pháp thoát nước thải: Nước thải sau khi qua xử lý tại bể tự hoại, bể lắng được thoát ra mương, rãnh thoát nước bố trí trên các tuyến đường giao thông dẫn về Trạm xử lý nước thải khu vực.
- Hệ thống thoát nước thải là hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn giữa nước thải và nước mưa.
5.4. Quy hoạch cấp điện:
5.4.1. Các tiêu chuẩn, quy phạm thiết kế:
- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 333:2005: “Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và hạ tầng kỹ thuật đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế”.
- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 259:2001: “Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng trường đô thị”
- QCVN 01:2021/BXD “Quy chuẩn kỹthuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng”.
- Các qui định khác của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty Điện lực Ninh Bình trong công tác quản lý, vận hành và kinh doanh bán điện.
- Các Quy chuẩn khác trong tập Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về hạ tầng kỹ thuật QCVN 07:2016/BXD có liên quan.
- Quy phạm trang bị điện do Bộ công nghiệp ban hành năm 2006.
- Tiêu chuẩn ngành đặt thiết bị trong nhà và các công trình công cộng
– Tiêu chuẩn thiết kế 20TCN 27 – 91.
- Quy hoạch phường Trung Sơn, Tam Điệp, Ninh Bình.
- Căn cứ thực tế xây dựng tại khu vực lập quy hoạch và các tài liệu khácliên quan.
5.4.2. Nguyên lý thiết kế
- Mạng lưới điện trung thế phải đảm bảo cấp điện an toàn và ổn định chocông trình.
- Phù hợp với quy hoạch chung của ngành điện đã được phê duyệt.
- Đấu nối phù hợp với các dự án đầu tư đang triển khai và mạng lưới cấpđiện hiện trạng.
- Đảm bảo cấp điện liên tục, an toàn.
5.4.3. Giải pháp thiết kế:
- Tính chọn cáp điện:
- Cáp dẫn điện được chọn theo điều kiện phát nóng và tổn thất điện áp.
- Công thức tính dòng điện đối với điện 3 pha (U=380 V)
- Itt = 3. .
- Phương pháp bố trí đường dây: Nguồn điện được lấy từ hệ thống điện của khu vực, sau đó được dẫn tới hệ thống cột điện trong khuôn viên sân trường, từ đó dẫn đến tủ điện tổng. Từ tủ điện tổng đi nổi dẫn đến tủ điện nhánh của các dãy nhà công trình.của các hạng mục công trình.
5.5. Đánh giá môi trường chiến lược:
5.5.1. Căn cứ pháp lý:
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 do Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 17 tháng 11 năm 2020
- Luật Xây dựng số 62/2020/QH14- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật xây dựng ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2020.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 thông tư về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm vụ và Đồ án Quy hoạch xây dựng
- TCVN 5937:2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh do Bộ khoa học và Công nghệ ban hành
- TCVN 6696:2009: Chất thải rắn. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường.
- Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch hạ tầng kỹ thuật của quy hoạch chi tiết 1/500 dự án đầu tư xây dựng điểm trường mầm non Trung Sơn.
5.5.2. Mục tiêu và nội dung đánh giá môi trường chiến lược:
a. Mục tiêu:
- Nhằm đạt được sự phát triển bền vững thông qua lồng ghép các vấn đề về mục tiêu môi trường, kinh tế và xã hội trong quá trình lập quy hoạch.
b. Nội dung:
- Xác định các vấn đề môi trường chính: chất lượng không khí, tiếng ồn, đất, nước, cây xanh, nước ngầm và vệ sinh môi trường
- Đánh giá và dự báo tác động tới môi trường của phương án quy hoạch.
- Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, cải thiện vấn đề môi trường trong đồ án quy hoạch; Đề xuất danh mục các dự án đầu tư xây dựng cần thực hiện đánh giá tác động môi trường.
5.5.3 . Phạm vi, giới hạn đánh giá và định hướng quy hoạch:
a. Vị trí:
- Khu vực nghiên cứu lập Quy hoạch tổng mặt bằng nằm ở khu vực thuộc địa bàn phường Trung Sơn - TP Tam Điệp - Tỉnh Ninh Bình.
b. Phạm vi ranh giới nghiên cứu:
Khu vực nghiên cứu quy hoạch chi tiết có tổng diện tích 4.012,82 m2 thuộc địa bàn phường Trung Sơn - TP Tam Điệp - Tỉnh Ninh Bình.
- Phía Tây – Bắc giáp khu dân cư tổ dân phố 5;
- Phía Đông – Bắc giáp siêu thị Lan Chi Mart;
- Phía Đông – Nam giáp siêu thị Lan Chi Mart và khu dân cư;
- Phía Tây – Nam giáp đường bê tông đường Đô Đốc Long;
5.5.3. Hiện trạng các vấn đề môi trường chính:
- Khu vực quy hoạch hiện trạng là trung tâm GDNN – GDTX thành phố Tam Điệp.
a. Địa hình, địa mạo:
- Khu đất lập quy hoạch trên nền đất hiện trạng của trung tâm GDNN – GDTX thành phố Tam Điệp;
b. Môi trường không khí:
- Giáp với ranh giới là khu đất dân cư cũ, siêu thị Lan Chi Mart và tuyến đường Đô Đốc Long, khu vực không bị ảnh hưởng bởi khói bụi và tiếng ồn,... tuy nhiên nhiệt độ do hệ thống điều hòa của kho chứa siêu thị Lan Chi Mart ảnh hưởng khu vực.
c. Môi trường nước: trung tâm GDNN – GDTX thành phố Tam Điệp sử dụng nước sạch thành phố cấp.
d. Môi trường đất:
- Khu đất lập quy hoạch là khu đất hiện trạng của trung tâm GDNN – GDTX thành phố Tam Điệp, môi trường đất của khu vực hoàn toàn thuận lợi cho công tác xây dựng.
e. Hệ sinh thái:
- Trong khu vực nghiên cứu không có các loài động vật hoang dã và không có thảm thực vật và các loại thực vật tự nhiên quý hiếm.
f. Hệ thống mạng lưới hạ tầng:
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đầy đủ.
5.5.4. Đánh giá và dự báo tác động tới môi trường, giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường:
- Yếu tố môi trường xã hội: việc quy hoạch xây dựng công trình có chức năng là điểm trường mầm non có mật độ thấp, sẽ khai thác hiệu quả quỹ đất, tránh lãng phí cho kinh tế địa phương, đóng góp bộ mặt kiến trúc đô thị khu vực và đem lại cho dân cư khu vực môi trường sống tốt hơn, tiến tới sự phát triển bền vững.
a. Trong quá trình thi công xây dựng:
* Dự báo tác động tới môi trường trong quá trình thi công xây dựng:
- Quá trình thi công xây dựng công trình do có nhiều xe ô tô vận chuyển nguyên vật liệu tới chân công trình như: gạch, đá, cát, sỏi, sắt thép, xi măng...sẽ gây bụi, gây tiếng ồn tới môi trường khu vực. Nước thải xả vào môi trường khu vực gây ô nhiễm môi trường nước mặt và thậm chí gây ảnh hưởng tới hệ thống thoát nước khu vực vào những ngày mưa to, đồng thời việc lưu giữ cát, đá sỏi trên mặt bằng công trình cũng góp phần gây tắc các đường thoát nước khu vực và gây bụi khi có mưa to, gió lớn. Các chất thải rắn trong quá trình xây dựng
thường chiếm diện tích lưu thông khu vực, các chất thải trong quá trình sinh
hoạt của CBCNV trong quá trình xây dựng như: nước thải sinh hoạt, chất thải
rắn sinh hoạt...cũng đều gây cho môi trường khu vực bị ô nhiễm. Cụ thể:
- Bụi, Khí thải: Trong quá trình thi công sẽ phát thải bụi ra môi trường, thông qua hoạt động của xe, máy thi công xây dựng, do quá trình đào đất, san ủi, vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu phế thải xây dựng (xi măng, đất, đá) và máy móc thiết bị. Khí thải phát sinh do hoạt động của các phương tiện giao thông và thi công bao gồm các khí thải độc hại như: CO, CO2, NOx, SOx… Khói hàn có chứa bụi, Co, hydrocacbon, N0.
* Tiếng ồn và chấn động:
- Tiếng ồn: Tiếng ồn của động cơ xe, máy xây dựng và các phương tiện khác hoạt động trong quá trình thi công là nguồn tiếng ồn đáng kể do mức ồn của các thiết bị thi công khá cao và làm ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân xây dựng và môi trường xung quanh.
- Độ chấn động: Trong giai đoạn thi công, các phương tiện cơ giới gây ra các chấn động tác động đến hệ sinh thái.
- Thoát nước: Nước mưa, nước thải sinh hoạt … không được tách riêng để thu gom và xử lý sẽ mang theo khối lượng bùn đất lớn bị cuốn trôi sẽ làm tăng hàm lượng các chất lơ lửng làm ảnh hưởng đến các loài thuỷ sinh, đồng thời khi chảy qua khu vực chứa chất thải rắn sinh hoạt không được che, chắn sẽ cuốn theo các chất ô nhiễm. Trong quá trình thi công, nước mưa còn nhiễm các loại dầu mỡ thải ra từ các động cơ của xe, máy sẽ làm giảm khả năng tự làm sạch, cản trở quá trình làm thoáng mặt nước của mương thoát nước.
* Chất thải rắn:
- Trong giai đoạn thi công xây dựng trên công trường phát sinh các loại rác, sắt thép vụn, gỗ coffa…; Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân như vỏ đồ hộp, nhựa, thủy tinh… sẽ tác động đến hệ sinh thái (cấu trúc hệ động thực vật):
- Đối với các động thực vật trên cạn, quá trình vận chuyển vật liệu, đào đắp đất sẽ làm thay đổi hệ thực vật trong khu vực.
- Đối với các động thực vật thuỷ sinh, quá trình xây dựng có thể gây thất thoát dầu, mỡ từ các phương tiện thi công vào nguồn nước và gây hại cho thuỷ sinh vật. Ngoài ra các chất ô nhiễm như chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, cặn lắng…sẽ gây phú dưỡng hoá nguồn nước và làm chết các vi sinh vật …
- Nhìn chung, trong giai đoạn xây dựng các nguồn gây ô nhiễm mang tính chất tạm thời, không liên tục và sẽ chấm dứt khi hoàn thành giai đoạn xây dựng.
* Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm khi thi công xây dựng:
- Xử lý giảm thiểu bụi, khí thải, tiếng ồn: (Môi trường không khí):
- Để tránh bụi phát tán ra môi trường xung quanh trong quá trình xây dựng, chủ đầu tư cần trang bị đầy đủ các phương tiện thi công hiện đại để hạn chế ô nhiễm tiếng ồn, khí thải trong quá trình xây dựng, phải căng bạt che chắn xung quanh công trình; Có kế hoạch cung cấp vật tư hợp lý, hạn chế việc tập kết vật tư tại công trường trong cùng một thời điểm. Thường xuyên tưới nước định kỳ tại các địa điểm đang xây dựng; Các xe tải chuyên chở vật liệu xây dựng phải che bạt trong quá trình vận chuyển, tránh tình trạng rơi vãi nguyên vật liệu, công nhân bốc xếp vật liệu phải có trang bị bảo hộ lao động để hạn chế ảnh hưởng trực tiếp; Hợp đồng với cơ quan chức năng để nạo vét và hút hệ thống rãnh tiêu nước trước khi giải phóng mặt bằng, bùn thải thu được từ quá trình giải phóng mặt bằng được vận chuyển bằng xe chuyên dụng (công ten nơ kín) đến
khu vực đổ thải theo quy định.
- Giảm thiểu tiếng ồn, rung: Các xe tải chuyên chở vật liệu phải hạn chế tốc độ khi đi qua khu vực dân cư. Các dụng cụ gây nên những âm thanh có cường độ cao như máy ủi, búa đóng cọc, thi công tránh những giờ nghỉ ngơi của dân cư trong khu vực. Các công đoạn gây tiếng ồn lớn sẽ được tập trung vào ban ngày và được thông báo trước tới dân cư khu vực được biết. Tổ chức quản lý tốt công nhân vận hành máy móc thiết bị và thi công đồng thời trong quá trình thi công nên có đầy đủ các trang thiết bị an toàn lao động để hạn chế khả năng phát sinh tai nạn lao động.
* Hệ thống thoát nước:
- Xây dựng hệ thống thoát nước tạm thời để đưa nước thải ra khỏi khu vực dự án. Cụ thể: nước mưa cuốn theo đất, cát, xi măng…rơi vãi trên mặt đất cần phải được thu gom về hồ lắng trước khi thải ra mương, bùn lắng sẽ được nạo vét vào cuối giai đoạn thi công hoặc khi bị ứ đầy.
- Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng trên công trường, chất thải của
nhà VSCC được hợp đồng với cơ quan chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý
theo định kỳ. Nước thải sinh hoạt của CBCNV lao động trên công trường phải
được thu gom và xử lý riêng.
* Xử lý rác thải:
- Việc vận chuyển chất thải phải sử dụng các hộp gen, thùng chứa có nắp đậy
kín, và phải được vận chuyển về nơi quy định của Thành phố, tránh tồn đọng trên
công trường làm rơi vãi vào ao mương thuỷ lợi gây tắc nghẽn dòng chảy.
- Chất thải rắn xây dựng và bùn thải được thu gom và vận chuyển về nơi
quy định của thành phố để đổ thải, đất thải có thể sử dụng làm vật liệu san lấp;
Mọi vấn đề quản lý chất thải trong quá trình vận chuyển sẽ được hợp đồng và
yêu cầu trách nhiệm đối với đơn vị vận chuyển và lái xe.
- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân được đổ thải đúng nơi quy định và
được hợp đồng với công ty môi trường đô thị thu gom và xử lý.
- Xử lý tai nạn rủi ro: Tổ chức quản lý tốt công nhân vận hành máy móc
thiết bị và thi công, đồng thời trong quá trình thi công nên có đầy đủ các trang
thiết bị an toàn lao động, cung cấp các khoá tập huấn và bảo đảm những chính
sách an toàn cho công nhân để hạn chế khả năng phát sinh tai nạn lao động; Có
bảng chỉ dẫn cho biết vị trí công trường đang xây dựng.
b. Trong quá trình sử dụng
* Dự báo tác động tới môi trường khi đi vào sử dụng: Môi trường không khí: Khi đồ án quy hoạch xây dựng hoàn thành đi vào khai thác, sử dụng thì hầu như không có nguồn gây ô nhiễm đáng kể đến môi trường không khí, chỉ có một số hoạt động cũng có khả năng gây ô nhiễm đến không khí nhưng ở mức thấp, gồm có các nguồn sau:
- Hoạt động của các phương tiện giao thông của dân cư sống trong khu vực…Khi vận hành các phương tiện này sinh ra khói thải có chứa bụi và các khí độc như: S02, N0X, C0, THC.
- Trong trường hợp có sự cố mất điện thì máy phát điện dự phòng hoạt động có phát sinh bụi, các khí thải như S02, N0X, C0. Với hệ thống lưới điện thành phố hiện tại, thì trường hợp mất điện tại khu vực rất ít xảy ra, nên tần xuất hoạt động của máy phát điện rất thấp, vì vậy có thể đánh giá là không có tác động đáng kể đến môi trường không khí.
- Môi trường nước: Các nguồn có khả năng sinh ra các loại nước thải được đánh giá là khu vực có mức độ nguy cơ ô nhiễm môi trường nước gồm có:
+ Nước thải từ khu nhà ở;
+ Nước thải từ hoạt động của khu dịch vụ thương mại;
+ Nước thải từ khu trường học, nhà trẻ mẫu giáo.
- Chất thải rắn chủ yếu từ sinh hoạt của người dân sống trong khu vực nhà ở, từ đội ngũ cán bộ làm việc trong khu văn phòng, từ nhân viên phục vụ trong khu thương mại…
* Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm khi đi vào sử dụng:
- Khi quy hoạch xây dựng hoàn thành đi vào khai thác, sử dụng thì các tác động như trong quá trình xây dựng không còn nữa. Đem lại cho khu vực môi trường sống tốt hơn, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được cải thiện.
- Bố trí trồng cây xanh sân vườn và hè phố, kết nối hệ thống cây xanh giữa các công trình, để tạo môi trường cảnh quan, đồng thời làm giảm tiếng ồn và khói bụi từ các phương tiện giao thông gây ra. Xác định hành lang cách ly, bảo vệ các công trình hạ tầng theo quy định hiện hành.
- Thiết kế quy hoạch giao thông có mạng lưới đường theo cấp hạng đúng quy chuẩn, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật và nhu cầu sử dụng về giao thông và bãi đỗ, kết nối tốt với giao thông khu vực, tạo điều kiện giao thông thuận lợi, thông suốt.
- Xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng hoàn toàn với nước mưa. Nước thải được thu gom, xử lý triệt để từ khu nhà ở, khu dịch vụ, công cộng… đạt tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường được cơ quan có thẩm quyền cho phép mới được thoát vào hệ thống nước thoát nước khu vực. Việc xây dựng hệ thống thoát nước thải phải đảm bảo chất lượng tránh gây rò rỉ nước thải ra môi trường, thu gom triệt để về trạm bơm có khoảng cách ly an toàn VSMT theo quy chuẩn.
- Xây dựng mới hệ thống thoát nước mưa, đảm bảo đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật khác. Tuân thủ và khớp nối quy hoạch thoát nước, san nền chung của khu vực, đồng thời đảm bảo việc tiêu thoát nhanh, tránh gây ngập úng
cho khu vực lân cận.
- Bố trí các thùng rác công cộng trong khu vực, công viên cây xanh, tại các công trình cao tầng phải có bể thu gom rác… Lượng rác thải này sẽ được thu gom và mang đi hàng ngày bằng hệ thống thu gom rác thải của khu vực thông qua hợp đồng với đơn vị có chức năng vệ sinh môi trường để thu gom và vận chuyển rác theo đúng quy định.
- Nhà vệ sinh công cộng được xác định theo quy định về quản lý bùn cặn và nhà vệ sinh công cộng trong quy chuẩn xây dựng đô thị. Nước thải của các nhà vệ sinh công cộng được thu gom theo hệ thống thoát nước thải riêng và chất thải phải được xử lý tại chỗ đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường theo quy định về quản lý chất thải rắn.
- Phun nước rửa đường hàng ngày để giảm bụi.
* Các biện pháp khác:
- Có chính sách và chương trình cụ thể tuyên truyền, vận động, giáo dục ý thức cho người dân về bảo vệ môi trường và giữ gìn cảnh quan chung, có chính sách khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm bớt sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân.
- Thành lập tổ thanh tra môi trường, theo dõi và xử lý các yếu tố tác động tiêu cực đến môi trường khi triển khai đồ án cũng như khi đồ án đi vào sử dụng.
- Thông tin về dự án cần được công bố tới dân cư trong khu vực và các cơ quan có liên quan đến hạ tầng kỹ thuật, có thể tổ chức tham vấn với dân cư khu vực và các cơ quan hữu quan.
* Các vấn đề về môi trường đã được giải quyết:
Tổ chức hài hoà, hợp lý hệ thống cây xanh thảm cỏ. Các công trình hạ tầng kỹ thuật đã được xây dựng đồng bộ, hệ thống thoát nước phù hợp, khớp nối được với quy hoạch khu vực xung quanh:
- Thiết kế quy hoạch giao thông có mạng lưới đường theo cấp hạng đúng quy chuẩn, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật và nhu cầu sử dụng về giao thông, kết nối tốt với giao thông khu vực, tạo điều kiện giao thông thuận lợi, thông suốt. Giảm thiểu ách tắc giao thông và các tai nạn giao thông.
- Hệ thống thoát nước thải riêng hoàn toàn với nước mưa, được tính toán với chỉ tiêu nước thải bằng 100% nước cấp. Nước thải được thu gom và xử lý đạt mức A, TCVN 5945-2005 và mức I, TCVN 6772-2000 trước khi xả ra môi trường.
- Hệ thống thoát nước mưa đảm bảo thoát nước tự chảy được tính toán với tần suất P =2÷5.
5.5.5. Kết luận :
Phần đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch đã đưa ra các tác động của quá trình xây dựng và khi hoàn thành đi vào sử dụng đến môi trường sống. Đưa ra được biện pháp giảm thiểu tác động và các biện pháp hợp lý để có thể kiểm soát, hạn chế các tác động đó đến chất lượng môi trường; Đảm bảo xây dựng đồng bộ đáp ứng nhu cầu chung của thành phố, đồng thời hướng đến mục tiêu phục vụ tốt nhất nhu cầu sống cho nhân dân trong khu vực
CHƯƠNG VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận
Lập quy hoạch tổng mặt bằng trung tâm GDNN – GDTX thành phố tại
phường Trung Sơn thành điểm trường mầm non phường Trung Sơn đến năm 2025 tầm nhìn đến 2030, tạo cơ sở cho việc lập dự án đầu tư xây dựng các hạng mục công trình của trường mầm non Trung Sơn, tạo điều kiện cho trường sớm có cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại. Qua đó, đáp ứng được mục tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Đồng thời đóng góp tạo lập một diện mạo kiến trúc công trình, cũng như cảnh quan khang trang cho khu vực.
Nội dung quy hoạch chi tiết đã đáp ứng mục tiêu và nhiệm vụ của đồ án:
- Phù hợp với định hướng quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 của thành phố Tam Điệp
- Điều tra và đánh giá đúng hiện trạng về tự nhiên, kỹ thuật khu đất dự kiến lập quy hoạch;
- Lựa chọn các tiêu chuẩn phù hợp để tổ chức quy hoạch không gian & các hạng mục kỹ thuật hạ tầng;
- Lập phương án quy hoạch chi tiết có tính khả thi cao, làm cơ sở cho việc lập dự án đầu tư;
- Xây dựng được quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết.
6.2. Kiến nghị
Kính đề nghị Phòng quản lý đô thị thành phố Tam Điệp và các phòng ban liên quan xem xét thẩm định và trình duyệt Quy hoạch trung tâm GDNN – GDTX thành phố tại phường Trung Sơn thành điểm trường mầm non phường Trung Sơn đến năm 2025 tầm nhìn đến 2030, phạm vi và ranh giới như đồ án kiến nghị;




